Nước là thành phần chính của cơ thể con người. Phần lớn nước trong cơ thể nằm ở bên trong các tế bào. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể chúng ta cần nước để sống. Theo một nghiên cứu của H.H. Mitchell đăng trên Journal of Biological Chemistry, 158, khối lượng nước trong não và tim là 73%, trong phổi là 83%, trong da là 64%, trong cơ và thận là 79% và ngay cả trong xương cũng chứa nhiều nước (34%).
Cơ thể trẻ em có tỷ trọng nước cao hơn so với người lớn, và người lớn có tỷ trọng nước cao hơn so với người già. Thông thường, cơ thể đàn ông chứa nhiều nước hơn cơ thể phụ nữ. Cơ thể càng nhiều cơ bắp thì càng chứa nhiều nước. Cơ thể càng nhiều mỡ thì càng chứa ít nước.
Có thể nói rằng không có nước thì con người không thể sống được. Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể con người nhằm duy trì sự sống và đảm bảo sức khỏe. Cơ thể cần được cung cấp nước hàng ngày để hoạt động tốt. Vậy, mỗi ngày bạn cần uống bao nhiêu nước và uống như thế nào để tốt cho sức khỏe? Bài này sẽ cho bạn lời giải đáp.
Vai trò của nước đối với sức khỏe cơ thể.
Trong cuốn sách “YOU’RE NOT SICK, YOU’RE THIRSTY! WATER for Health, for Healing, for Life” (tạm dịch là “BẠN KHÔNG BỊ BỆNH, BẠN BỊ KHÁT NƯỚC! NƯỚC CHO SỨC KHỎE, ĐỂ CHỮA LÀNH, CHO CUỘC SỐNG” ) bác sĩ F. BATMANGHELIDJ cho biết các vai trò của nước đối với sức khỏe như sau:
- Bệnh tim và Ðột qụy (Tai biến mạch máu não) – nước là cần thiết để ngăn ngừa tắc ngẽn mạch máu trong tim và não.
- Bệnh lây nhiễm – nước có thể gia tăng hiệu quả của hệ miễn dịch để chống lại các bệnh lây nhiễm và tế bào ung thư.
- Trầm cảm – nước giúp cơ thể bổ sung một cách tự nhiên “hóc-môn hạnh phúc” serotonin.
- Mất ngủ – nước cần thiết để tạo ra hóc-môn điều tiết giấc ngủ melatonin.
- Thiếu năng lượng – nước tạo ra năng lượng điện và từ trong mỗi tế bào của cơ thể, giúp gia tăng năng lượng cách tự nhiên.
- Các chứng nghiện – nước giúp giảm thiểu cơn nghiện cà-phê, rượu và một số chất gây nghiện khác.
- Loãng xương – nước giúp ích cho quá trình tạo xương được chắc chắn.
- Ung thư máu và hạch bạch huyết – nước làm bình thường hóa các hệ thống tạo máu trong cơ thể, giúp ngăn ngừa hình thành ung thư.
- Mất tập trung – não đủ nước sẽ được thường xuyên cung cấp năng lượng để ghi nhớ thông tin mới vào bộ nhớ.
Lười uống nước hay uống quá nhiều nước cũng khiến thận nói riêng – cũng như các cơ quan khác nói chung – gặp vấn đề. Cách nhận biết bạn có đang uống nước đúng mực hay không chính là quan sát nước tiểu.
Đừng tưởng nước tiểu càng trong là càng tốt. Nước tiểu quá trong, gần như không màu là dấu hiệu của việc bạn đã uống nước quá nhiều. Trong trường hợp này, thận đang phải làm việc quá tải. Ngoài ra nước tiểu có màu vàng cam, cam, thậm chí là hơi đỏ là dấu hiệu của việc bạn uống không đủ nước và các chất độc, cặn bẩn… đang tích tụ dần lại trong cơ thể bạn đấy!
Uống 1-2 lít nước mỗi ngày là lời khuyên phổ biến, nhưng chưa chắc đúng với bạn. Chính cân nặng mới là cái quyết định lượng nước bạn cần uống hàng ngày.
Cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Vậy làm thế nào để uống đủ nước mỗi ngày, không thừa cũng không thiếu? Câu trả lời nằm ở số cân nặng của bạn. Vì trọng lượng của mỗi người khác nhau, nên không có một lượng nước nào hoàn toàn chính xác cho từng người. Hãy tham khảo bảng dưới đây, đối chiếu số cân với lượng nước thích hợp để uống hàng ngày, giúp đảm bảo hoạt động thể chất của cơ thể cũng như lọc máu, thận, làm đẹp da và giảm cân hiệu quả hơn bạn nhé!
Thông thường, thể tích nước sạch hàng ngày mỗi người cần uống được tính theo công thức sau:
1) Đối với người từ 18 tuổi trở lên:
V = trọng lượng cơ thể (kg) x 40 (ml)
Ví dụ: Một người lớn nặng 50 kg thì người đó cần uống ít nhất khoảng 2000 ml (2 lít) nước mỗi ngày, chia ra 5 -6 lần hoặc theo nhu cầu / hoàn cảnh cá nhân.
2) Đối với người từ 2 đến dưới 18 tuổi:
V = 1,5 x trọng lượng cơ thể (kg) x 40 (ml)
Ví dụ: Một em bé nặng nặng 20 kg thì cần uống ít nhất khoảng 1200 ml (1,2 lít) nước mỗi ngày, chia ra 5 – 6 lần hoặc theo nhu cầu / hoàn cảnh cá nhân.
Lưu ý:
Công thức trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, oi bức, bạn vận động và ra mồ hôi nhiều thì cần phải uống nhiều nước hơn. Lượng nước tính theo công thức trên chỉ bao gồm nước sạch hoặc trà thảo dược loãng, không bao gồm cà-phê, trà đặc, nước ép trái cây, nước ở trong thức ăn loãng (canh, súp, …).
- KHÔNG uống nhiều hơn 1 lít nước trong vòng 2 giờ.
- KHÔNG uống lượng nước theo công thức trên nếu bạn có vấn đề về thận mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- KHÔNG uống lượng nước theo công thức trên nếu bạn bị suy tim do ứ huyết (congestive heart disease) hoặc bị hạn chế khác về lượng chất lỏng cho vào cơ thể.
- CẦN bổ sung muối (nếu bác sĩ của bạn không có chỉ định khác) vì quá nhiều nước có thể khiến cơ thể mất đi lượng chất điện phân (electrolyte) cần thiết cho sức khỏe trong quá trình đi tiểu. Lượng muối theo khuyến cáo là 1/8 thìa cà-phê cho mỗi 0,5 lít nước. Để tránh gây khó chịu cho dạ dày thì tốt nhất là cho 1 ít muối vào miệng, để tan ra trên lưỡi rồi sau đó uống nước. Tuy nhiên nếu bạn không được ăn muối (vì các lý do sức khỏe khác, do hạn chế của quá trình điều trị, …) thì không áp dụng điểm này.
- KHÔNG tăng lượng nước uống hàng ngày lên một cách đột ngột. Nếu hiện tại bạn đang uống ít nước hoặc rất ít nước mỗi ngày thì cần tăng lượng nước bạn uống hàng ngày lên một cách từ từ cho đến mức theo công thức trên.
Uống nước như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Theo bác sĩ F. BATMANGHELIDJ, cần phải uống nước đúng cách để mang lại lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một vài hướng dẫn của ông:
- Nước phải được uống trước bữa ăn, tốt nhất là uống trước bữa ăn 30 phút.
- Phải uống nước bất cứ khi nào bạn thấy khát, ngay cả trong bữa ăn.
- Phải uống nước sau bữa ăn khoảng 2 giờ 30 phút để kết thúc quá trình tiêu hóa và bổ sung nước đã mất trong quá trình tiêu hóa bữa ăn.
- Phải uống nước vào buổi sáng ngay sau khi mới ngủ dậy để bù lại lượng nước bị mất sau giấc ngủ dài.
- Phải uống nước trước khi tập thể dục để có thể ra mồ hôi, giúp thải chất độc trong cơ thể qua da.
- Người bị táo bón và không ăn đủ rau và trái cây phải uống nhiều nước. Những người này nên uống 2 ÷ 3 ly nước (2 ÷ 3 x 200ml) ngay sau khi mới thức dậy vào buổi sáng.
- Bạn nên uống nước từng ngụm và nuốt từ từ, không nên uống ừng ực, kể cả khi bạn rất khát nước.
Vào sáng sớm không nên uống nước lạnh hơn nhiệt độ phòng. Tốt nhất là uống nước ấm, khoảng bằng nhiệt độ cơ thể (~ 37 độ C).
Nếu lười, bạn hãy đảm bảo mình uống nước đủ 4 thời điểm sau đây trong ngày.
2 ly nước sau khi thức dậy
Uống nước vào buổi sáng là một thói quen rất tốt mà chúng ta không nên bỏ qua. Uống 2 ly nước ngay sau khi thức dậy sẽ giúp bạn kích hoạt cơ quan nội tạng, đào thải độc tố, thanh lọc toàn bộ cơ thể, giúp các cơ quan này lấy lại năng lượng sau một đêm dài.
Nếu chưa từng có thói quen đó thì bạn nên chuẩn bị 2 ly nước để sẵn trước khi đi ngủ, để khi dậy bạn sẽ nhớ nhiệm vụ đầu tiên của ngày mới là nạp nước vào cơ thể.
Và để tăng hiệu quả thanh lọc cơ thể thì sau khi uống nước khoảng 30 phút bạn mới được ăn sáng đấy nhé!
1 ly nước 1 tiếng trước khi ăn
Uống 1 ly nước trước mỗi bữa ăn 1 tiếng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn vận hành tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn. Ngoài ra nước giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón.
Nên nhớ là không nên uống quá gần bữa ăn, vì nước sẽ làm loãng dịch vị tiêu hóa, khiến bạn ăn không ngon.
1 ly nước trước và sau khi tắm
Đây là thói quen rất ít người biết đến, bởi ai cũng nghĩ rằng khi tắm chúng ta tiếp xúc với nước nên không ai nghĩ cơ thể mình sẽ mất nước. Nhưng sự thật thì khi tắm cơ thể bạn lạnh hơn nên sẽ phải huy động năng lượng để cân bằng thân nhiệt. Do quá trình cân bằng thân nhiệt đó nên cơ thể cần nước để giải nhiệt bên trong.
Thêm vào đó, không phải chỉ khi vận động mạnh, cơ thể mới tiết ra mồ hôi mà khi tắm mồ hôi thoát ra còn nhiều hơn cả bình thường. Một phần, chúng ta không hề biết điều này là do mồ hôi trôi theo nước tắm nên không ai cảm nhận được.
1 ly nước nhỏ trước khi ngủ
Chúng ta thường hay nghĩ rằng uống nước trước khi ngủ sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc vì phải đi vệ sinh trong đêm. Tuy nhiên uống một lượng nước nhỏ không những không khiến bạn mất ngủ mà nó còn có tác dụng giúp đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn nữa.
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trước khi đi ngủ uống một ly nước nhỏ hoặc lượng vừa đủ có thể giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể suốt đêm, tránh cơ thể bị mất nước vào ban đêm. Khi bạn ngủ cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước khiến các hệ cơ quan hoạt động uể oải, thiếu nhịp nhàng về lâu dài có thể gây hại sức khỏe rất trầm trọng. Đặc biệt uống 1 ly nước trước khi đi ngủ còn giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc cơn đột quỵ. Chính vì vậy, hãy uống một vài ngụm nước trước khi đi ngủ để góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của chính mình bạn nhé.Lúc nào thì không nên bổ sung thêm nước
Lịch trình uống nước theo bệnh lý, hãy lưu lại và chia sẻ cho mọi người nhé
1. Người mắc bệnh tim mạch: uống một cốc nước trước khi đi ngủ
Nếu trái tim của bạn không khỏe mạnh, bạn nên nuôi dưỡng thói quen uống một cốc nước trước lúc ngủ. Làm như vậy có thể phòng ngừa những tổn thương vào sáng sớm như các bệnh: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
Nhồi máu cơ tim là do độ nhớt trong máu quá cao gây ra. Khi ngủ, do ra mồ hôi hoặc cơ thể bị mất nước dẫn đến giảm lượng nước trong máu, độ nhớt trong máu sẽ vì thế mà tăng cao. Vì thế mới nói, uống một ly nước trước lúc ngủ có thể cứu tính mạng bạn.
2. Tàn nhang, thâm nám: uống một cốc nước đun sôi để nguội vào buổi sáng sớm
Có người uống nước muối, có người uống nước pha với mật ong, có người lại cho rằng uống nước chanh mới làm cho trẻ hóa làn da, vậy uống nước gì mới là tốt nhất?
Cơ thể sau một đêm diễn ra hoạt động trao đổi chất, các chất thải cần được đào thải nhanh ra ngoài, không có loại đồ ngọt hay chất dinh dưỡng nào có tác dụng bằng nước đun sôi để nguội.
Nếu như nước có chứa chất đường hoặc chất dinh dưỡng khác, khi thâm nhập vào trong cơ thể lại cần thời gian để chuyển hóa. Vì vậy, uống một cốc nước vào buổi sáng có tác dụng bài tiết chất thải trong cơ thể.
3. Cảm cúm: cần uống nhiều nước hơn lúc thường
Lúc bạn bị cảm cúm kèm theo triệu chứng sốt, đổ mồ hôi, khó thở, cơ thể cần bổ sung đầy đủ nước để đẩy nhanh sự bài tiết chất thải ra ngoài.
Uống nhiều nước không chỉ thúc đẩy sự ra mồ hôi và tiểu tiện mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, khiến cho virus gây bệnh nhanh chóng bị bài tiết ra ngoài.
4. Đau dạ dày: uống nước cháo dưỡng dạ dày
Đối với những người có vấn đề về dạ dày hoặc cảm thấy dạ dày khó chịu nên uống nước cháo “dưỡng dạ dày”.
Vì trong cháo có chứa một lượng nước lớn, có tác dụng bôi trơn ruột, làm sạch các chất độc hại có trong dạ dày, đồng thời thuận lợi để đào thải các chất có hại này ra ngoài cơ thể.
5. Táo bón: uống từng ngụm lớn
Có hai nguyên nhân gây ra táo bón: chất thải tích tụ trong cơ thể mà không có nước; hai là cơ quan đường ruột không thể đào thải ra nổi. Nếu là nguyên nhân thứ nhất thì hàng ngày nên uống nhiều nước.
Nếu là nguyên nhân thứ hai thì ngoài việc điều trị thông thường, có thể áp dụng phương thức: uống từng ngụm nước lớn. Việc uống nước này phải được thực hiện nhanh, như vậy nước sẽ nhanh chóng trôi vào kết tràng, kích thích ruột nhu động, thúc đẩy đại tiện.
Lưu ý, không nên uống từng ngụm nhỏ, như thế nước di chuyển chậm, dễ bị dạ dày hấp thu gây ra tiểu tiện.
6. Buồn nôn: uống nước muối
Nếu khi có cảm giác buồn nôn mà rất khó nôn ra, bạn có thể uống nước muối loãng. Uống vài ngụm nước muối sẽ kích thích cơ thể tống các chất bẩn ra ngoài.
Sau khi nôn xong, dùng nước muối súc miệng để tiêu viêm. Ngoài ra, nếu nôn liên tục thì nước muối loãng sẽ là nguồn bổ sung nước hữu hiệu cho cơ thể, giúp cơ thể giảm được sự mệt mỏi.
7. Béo phì: sau bữa ăn nửa tiếng uống một ít nước
Nếu muốn giảm cân nặng nhưng lại không uống đủ nước thì chất béo trong cơ thể không thể chuyển hóa được, càng làm cho cân nặng tăng thêm.
Chức năng tiêu hóa, chức năng bài tiết đều cần có nước, những chất độc trong cơ thể cũng cần phải có nước mới có thể đào thải ra ngoài được. Uống nước có thể tránh rối loạn chức năng dạ dày đường ruột.
Vì thế, sau bữa ăn nửa tiếng, bạn nên uống một ít nước, làm như vậy vừa có thể tăng cường chức năng tiêu hóa, lại có thể giúp bạn giữ dáng vóc.
8. Mất ngủ: massage bằng nước nóng là thuốc an thần tốt nhất
Khi cơ thể con người dần đi vào trạng thái giấc ngủ thì cơ thể sẽ bắt đầu quá trình hạ nhiệt. Trong các yêu cầu về môi trường để tốt cho giấc ngủ, môi trường nhiệt độ ấm áp là điều không thể thiếu.
Giống như tắm nước nóng trước khi đi ngủ hay ngâm chân bằng nước nóng, đều có thể cung cấp môi trường bên ngoài ấm áp, bù đắp cho sự khó chịu gây ra bởi sự hạ nhiệt của cơ thể, nhanh chóng ru ta vào giấc ngủ.
Điều đáng nói là, nước đối với cơ thể có tác dụng massage rất độc đáo, vừa nhẹ nhàng, dễ chịu lại thoải mái. Đây là liều thuốc an thần tốt nhất.
9. Buồn bực: uống nước liên tục
Loại chất ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của con người là hormone. Nói một cách đơn giản, hormone chia thành hai loại: một loại tạo ra niềm vui, một loại sinh ra nỗi buồn.
Hormone do não bộ sinh tiết ra, gọi là “hormone vui vẻ”; hormone do tuyến thượng thận sinh ra, gọi là “hormone đau khổ”.
Khi chúng ta đau khổ, hormone ở tuyến thượng thận sẽ tăng tiết, nhưng nó cũng giống như chất độc khác có thể đào thải ra ngoài cơ thể, nên uống nhiều nước sẽ giúp bài tiết những chất này.
Trên đây là các bài viết mà Đậu Bắp Gruop đã tổng hợp được nhằm mang đến cho bạn kiến thức cơ bản cũng như tầm quan trọng của việc uống nước.
Công ty TNHH Nông Sản Đậu Bắp
Văn phòng: 124/57A Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Các cửa hàng:
- 75 Tôn Thất Thuyết. Phường 18. Quận 4, TP.HCM
- 50 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- 32 Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
- 873 đường 47, Phường Bình Trưng Đông, Quận 2, TP.HCM
- 69/13 Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, TP.HCM
- 1157 Hoàng Sa, Phường 5, Quận Tân Bình, TP.HCM
- 193/141 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Kho hàng: 159 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Mã số thuế: 031.580.9073
Số điện thoại: 056 300 5207
Zalo: 0918.456.497
Email: hoangchi152@gmail.com hoặc ctydaubap@gmail.com